Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

🍀NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI PHÁT TRIỂN LỜI NÓI CHO TRẺ🍀


Việc trẻ có thể bặp bẹ nói “ba ba”, “ma ma”, “ba ơi”, “mẹ ơi” là điều bình thường đối những trẻ có sự phát triển bình thường về thể chất lẫn trí tuệ. Nhưng những lời nói ấy dường như quá khó khăn đối với những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ, những trẻ có những mặt hạn chế hoặc khiếm khuyết về mặt nào đó. Những lời nói dường như đơn giản nhưng nó là cả một đoạn đường, một quá trình dài vất vả của những phụ huynh có con bị khiếm khuyết. Những lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh khi đang cố gắng phát triển lời nói cho trẻ. Nó có thể rất đơn giản ai cũng có thể biết được nhưng quan trọng cách chúng ta làm như thế nào để cho phù hợp với mọi hoàn cảnh và dường như là một cách tự nhiên chứ không bị gượng gạo.
Những điều cần chú ý khi phát triển lời nói cho trẻ
Khi phát triển lời nói cho trẻ chúng ta cần để ý các điều sau đây:
Khi trẻ cố gắng nói, hãy khuyến khích bé. Chấp nhận mọi nỗ lực của trẻ
thậm chí ngay cả khi lời nói của bé chưa chuẩn.
Hãy dành thời gian nói cùng với trẻ. Hãy lắng nghe những gì bé nói với
bạn và thể hiện sự thích thú của bạn đối với những gì bé nói.
Hãy lắng nghe nhiều hơn là bạn nói. Hãy cho con bạn thời gian để nghĩ về
những gì bạn nói với chúng trước khi mong đợi chúng trả lời. Hãy đừng nói
với trẻ mà không lắng nghe câu trả lời của con bạn.
Bạn hãy là những người làm mẫu chuẩn trong việc sử dụng ngôn ngữ và
hành động. Điều đó sẽ giúp cho việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ của con
bạn.
Hãy lặp lại và nhấn mạnh các từ mới và/hoặc những từ không quen thuộc.
Điều đó sẽ giúp trẻ vì khi trẻ nghe các từ đó vài lần, nó sẽ tăng cường khả
năng hiểu của trẻ và sẽ phát triển lời nói cho trẻ.
Hãy cùng ngồi nhìn vào tranh ảnh và sách truyện với trẻ. Hãy nói về các
bức tranh ảnh, những hình vẽ trong đó. Kể cho nhau nghe các câu chuyện.
Cho trẻ cùng tham gia vào các cuộc hội thoại. Bạn có thể sẽ giúp trẻ hiểu
các từ mới bằng cách nói về những gì mà con bạn thích thú và cảm thấy
thú vị. Người lớn có thể khuyến khích các trẻ sử dụng lời nói và chơi cùng nhau bằng cách bình luận hoặc nói với những trẻ khác nữa.
Sử dụng các dấu hiệu thị giác. Dùng các đồ vật, tranh ảnh, và các cử chỉ
điệu bộ để hỗ trợ những gì bạn đang nói và khuyến khích con bạn làm như
bạn. Đừng kỳ vọng là con bạn học ngôn ngữ chỉ qua nghe; trẻ cần học thông qua việc kết hợp những gì trẻ nghe được với những gì trẻ thấy và làm được.
Hãy nhấn mạnh sự luân phiên. Điều đó giúp con bạn hiểu rằng bạn sẽ lắng
nghe bé nhưng ngược lại bé cũng phải lắng nghe bạn. Việc chơi các trò
chơi luân phiên (ví dụ như các trò chơi với bóng) sẽ giúp con bạn phát triển
kỹ năng này.
Hãy đánh giá cao giá trị của những gì con bạn nói. Thậm chí ngay cả khi
bạn không hiểu hết những gì bé nói, nhưng xin đừng bỏ qua những lời bình
luận của bé.
Nếu con bạn nói một điều gì đó không đúng, hãy nhắc lại nó nhưng bằng
những từ ngữ đúng để sửa cho trẻ. Ví dụ: Trẻ nói “Chiếc ô tô này màu
àng”; người lớn nên nói: “ừ, đúng rồi con ạ, nó màu vàng”. Xin đừng sửa
lỗi trẻ và đừng bắt chúng nói lại.
Hãy đừng nhại lại những từ trẻ nói chưa đúng mà hãy khuyến khích trẻ bằng những từ đúng hơn.
Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu
Hãy đưa ra một lời chỉ dẫn tại một thời điểm. Thêm dần một chút thông tin
vào những lời chỉ dẫn đó một cách từ từ theo thời gian. Ví dụ “Đi giầy vào”
– “Đi giầy và mặc áo khoác vào” – “Mặc áo khoác vào và ngồi xuống.”
Cho trẻ thời gian để lắng nghe những gì ta nói, suy nghĩ về những lời
nói đó và sau đó đáp ứng lại.
Hãy kiểm tra việc hiểu của trẻ. Việc đề nghị con bạn nhắc lại những gì bạn
nói với bé có thể có ích mặc dù chúng ta biết rằng nếu một trẻ có thể nhắc
lại những gì bạn nói không phải bao giờ cũng có nghĩa là bé đã hiểu những
lời nói đó.
Nhắc lại các thông tin bằng các cấu trúc khác nhau. Nếu con bạn không
hiểu, hãy đơn giản hóa hơn nữa câu nói của bạn. Ví dụ: “Thủy, hãy lấy cho
mẹ quyển sách lớn màu xanh ở phía đằng kia ra đây”, bạn thay đổi cho đơn
giản hơn nếu trẻ chưa hiểu: “Thủy, lấy quyển sách màu xanh” và chỉ về
phía quyển sách để hướng dẫn thêm những gì bạn đang nói cho bé.
Đừng bắt ép trẻ nói trước mặt người khác nếu bé không muốn làm điều đó.
Đừng cười trẻ khi trẻ phát âm sai từ. Thêm vào đó, bạn hãy khuyến khích
bé và nói to từ đúng cho bé nghe.
Hãy chia sẻ những gợi ý này với mọi thành viên trong gia đình bạn để mọi
người đều biết cách giúp trẻ.


_____________________________________________
Đây là các kiến thức chuyên ngành em tìm hiểu và sưu tầm lại được. em biết thì em chia sẻ thôi ạ. Anh chị có bất cứ điều gì thắc mắc có thể liên hệ với em, em sẽ sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng của mình!


Theo dõi facebook của mình tại: https://www.facebook.com/thanhhoacanthiepsom

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

🌸MỤC TIÊU CHO QUÁ TRÌNH TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ🌸


Hiệp Hội Nghiên Cứu Quốc Gia (Hoa Kỳ) đã thảo 4 mục tiêu cho quá trình trị liệu ngôn ngữ:
Chữa trị sớm (trong đời trẻ) và chữa trị thường xuyên là tốt nhất.
Chữa trị nên dựa nên những lãnh vực thực tế cho đời sống của trẻ.
Khả năng tự ứng nên được khuyến khích khi mà khả năng truyền thông phát triển.
Mỗi kỹ năng nên được ứng dụng vào nhiều tình thế trong cuộc sống của trẻ.
Đã có những mục tiêu trị liệu ngôn ngữ như thế, các phương thế để đạt đến mục tiêu sẽ rất đa dạng. Có phương pháp liên quan việc đến gặp các chuyên viên (có bằng hành nghề) trong khi một phương pháp khác có thể có các lần chuyên viên đến nhà.
Phương pháp trị liệu ngôn ngữ thứ nhì thường có hiệu lực hơn vì không phải đưa trẻ đến một môi trường không quen thuộc và vì thế có thể chú tâm hơn trên phương pháp điều trị. Tuy nhiên, những lần chuyên viên đến nhà riêng là phương pháp tốn kém tài chánh.
_____________________________________________
Đây là các kiến thức chuyên ngành em tìm hiểu và sưu tầm lại được. em biết thì em chia sẻ thôi ạ. Anh chị có bất cứ điều gì thắc mắc có thể liên hệ với em, em sẽ sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng của mình!


Theo dõi facebook của mình tại: https://www.facebook.com/thanhhoacanthiepsom

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

THIẾU GIAO TIẾP, BẠN ĐANG LÀM NGHÈO CON TRẺ


Cha ơi, tại sao con thấy bà khóc vậy cha?
Bà rất buồn con ạ, một người bạn của bà vừa mất. Ngồi xuống đây, cha hỏi con cái này.
Con vẫn còn nhớ con cảm thấy như thế nào khi Whiskers của con mất không? 
Con rất buồn cha ạ
Đúng là vậy con à, con cũng hiểu được bà cảm thấy mất mát nhiều như thế nào khi mất 1 người bạn thân đúng không? con có thể làm gì để bà nguôi ngoai cơn buồn?
Con sẽ ôm an ủi bà nhé cha
Đúng rồi, con của cha rất ngoan. 
*Whiskers có thể là tên 1 vật nuôi mà cậu bé yêu quý. 
Đó là cuộc hội thoại giữa 2 cha con trong phòng đợi khám mà sáng nay tôi tình cờ nghe được.
Đã lâu rồi, cuộc sống hiện đại và tất bật đã làm con người chúng ta ít hẳn thời gian trò chuyện cùng nhau. Cha mẹ ít trò chuyện với con cái, vợ chồng ít trò chuyện lẫn nhau, đồng nghiệp bạn bè cũng ít bày tỏ suy nghĩ càm xúc cho nhau, và con người đang dần không bao giờ hiểu mọi người xung quanh nghĩ gì vì họ đã quên dần thói quen hỏi thăm khi về đến nhà, khi bước vào cơ quan, khi đến bữa cơm gia đình. Đã lâu rồi không nghe hỏi đáp đại loại như thế này:
"Mình ơi, hôm nay mình đi chợ món gì?"
"Chồng ơi, hôm nay nhà mình ăn món cá kho tộ, món mình thích đó!"
Thay bằng
"món gì đấy" hoặc chỉ vội để cặp xuống và nói: tôi có khách ăn ngoài luôn.
THIẾU GIAO TIẾP LÀ NGƯỜI NGHÈO NHẤT THẾ GIAN
Tôi chỉ nói lại điều nhận định của Viện Giáo Dục Anh Quốc khi nói về 8 đức tính để trở thành 1 người tốt trung bình. Sự giao tiếp để thấu hiểu là đứng đầu trong 8 đức tính này. Báo cáo viên của Viện Hoàng Gia Nhi Khoa Anh Quốc cũng đã nhấn mạnh: cha mẹ thiếu giao tiếp với con trẻ là đang làm nghèo chúng về mặt tinh thần và sức khỏe. Đây là một số lí do:
*Những nghiên cứu cho thấy: trẻ ít được trò chuyện từ lúc nhỏ sẽ có khuynh hướng học hành kém, thích chơi game điện tử, dễ béo phì và tim mạch nếu so với bé được cha mẹ giao tiếp tốt.
*Trẻ cũng dễ xa ngã vào ma túy, hút thuốc và dễ bị lạm dung tình dục khi đến tuổi dậy thì nếu cha mẹ không trò chuyện với các bé.
*Những nhân viên dễ bỏ công việc, ít hòa đồng, không bao giờ có tố chất lãnh đạo bởi vì lúc nhỏ họ chưa bao giờ được cha mẹ dành thời gian trò chuyện hơn 30 phút/ngày.
ĐỂ LỚN MỚI NÓI TRẺ NGHE
Đây là một suy nghĩ chưa đúng của một số cha mẹ. Ông bà xưa nói " Dạy con từ thuở còn thơ"và khoa học đã chứng minh được điều này:
Trẻ có thể nghe bạn nói ngay từ kỳ thứ 2 thai kì. Khi bé được sinh ra,trẻ có thể hiểu những lời nói của bạn.
Khi trẻ lớn, trẻ sẽ bước qua một số thời kỳ phát triển tâm lý như thể hiện chính mình, thể hiện tự do, tự chủ. Những phát triển tâm lý này hết sức bình thường nhưng sẽ cản trở việc chịu nghe những lời bạn nói. Sự phát triển những tâm lý này làm trẻ có xu hướng hòa nhập với cộng động. Do đó, khi còn nhỏ bạn ít giao tiếp trẻ thì lớn bạn khó có thể tiếp cận trẻ hơn.
LỜI KHUYÊN ĐỂ LÀM GIÀU CON TRẺ
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ và cha có thể nói điều hay lẽ phải cho bé nghe. Cha mẹ ít cãi nhau, ít kể tật xấu lẫn nhau vì bé sẽ nghe được.
Khi bé được sinh ra, me tương tác da kề da với bé và thì thầm cho bé nghe.
Từ khi sinh ra đến 5 tháng tuổi: mẹ thường xuyên da kề da thì thầm, mát-xa bé, giúp bé vận động 1 số trò chơi phát triển trí não [xem hình đính kèm bài viết]
Từ 6 tháng tuổi -1.5 tuổi: thường xuyên nói bé nghe những việc bạn làm với bé như thay tả bé như thế nào, tắm bé ra sao,...
Từ 3-7 tuổi: nói chuyện gợi mở tình huống để bé tìm hướng giải quyết [như cuộc hội thoại đầu bài viết khi nói về tình huống khó khăn là "có một ai đó vừa mất"
10-16 tuổi: độ tuổi khá nhạy cảm, rất dễ nổi loan, cha mẹ nên lắng nghe và trò chuyện, đừng bắt bé phải làm theo ý bạn, mà hay cho bé biết bé có nên làm hay không nên làm. Hãy cổ vũ bé mỗi lúc bé gặp khó khăn. Đừng lúc nào cũng nói bé sai trước khi nghe hết câu chuyện bé kể. Tôi từng nghe 1 người bạn kể lại như sau:
"bé vừa nói là ở trường bé nhìn thấy có nhóm bạn hút thuốc và nhóm đó đưa thuốc kêu bé hút. Ngay lập tức người mẹ nghe đến đó là quát ngay bé: mày đua đòi hút thuốc với bạn bè à. 
Câu bé khó nói tiếp: đâu có, con nói không hút mà.
Bà mẹ quát tiếp: dính chi lũ này, ai kêu mày đến gần chúng nó làm gì
Bé nói tiếp: con bỏ chạy.
Me nói tiếp: lần sau thấy chúng mà né 100 mét
Câu chuyện rõ rang là có giao tiếp, nhưng giao tiếp nghèo nàn và không hiệu quả.
Thay vì quát tháo bé bạn hãy nghe bé kể như thế này:
Bé đã từ chối, nói không. Chúng nó nói con là trẻ con, người lớn thì phải biết hút thuốc
Mẹ nên hỏi tiếp: Chuyện gì sau đó nữa con?
Bé nói: Con bỏ chạy
Mẹ nên cổ vũ bé: Con làm đúng lắm, con quyết định như vậy là suy nghĩ của một người lớn rồi
Giao tiếp thật sự giúp bạn hiểu con trẻ và làm chúng trở thành giàu sang nhất thế gian này.

_____________________________________________
Đây là các kiến thức chuyên ngành em tìm hiểu và sưu tầm lại được. em biết thì em chia sẻ thôi ạ. Anh chị có bất cứ điều gì thắc mắc có thể liên hệ với em, em sẽ sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng của mình!


Theo dõi facebook của mình tại: https://www.facebook.com/thanhhoacanthiepsom

CHỨNG MẤT NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI


Chứng mất ngôn ngữ trên thế giới chưa được công nhận phổ biến bởi các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, trên các phương tiện truyền thông, và nó thường gây ra rất nhiều các vấn đề. Một kế hoạch đang được thực hiện để giải quyết vấn đề này ở mức toàn châu Âu. Vì vậy sự nhận biết chứng mất ngôn ngữ trên thế giới cần được thông tin rộng rãi để giúp người bệnh cũng như những người xung quanh hiểu về nó hơn
Người bệnh mất ngôn ngữ cần thoát khỏi trạng thái cô lập và tham gia hoà nhập vào đời sống cộng đồng.
Tuy nhiên, khi ta giải thích những gì liên quan đến chứng mất ngôn ngữ, những người đối thoại thường thấy rằng họ thường xuyên nghe nói đến những vấn đề đó mà không biết rằng đó là chứng mất ngôn ngữ và những người bị mất ngôn ngữ cũng không bao giờ gọi được tên thương tật của họ.
Rất ít người biết ví dụ như ông Baudelaraire là một người bệnh mất ngôn ngữ, hay gần hơn trong giới diễn viên : ông Michelangelo Antonioni ; Kirk Douglas ….
Ở Pháp bệnh mất ngôn ngữ tấn công khoảng 15 000 bệnh nhân mới hàng năm, theo sau tai biến mạch máu não.
Bệnh tai biến mạch máu não tại Pháp là nguyên nhân gây tử vong và thương tật đứng hàng thứ ba.
Đây là một vấn đề quan trọng về sức khỏe cộng đồng ở tất cả các nước, nhưng lại không hoặc còn ít được chú ý tới.


_____________________________________________
Đây là các kiến thức chuyên ngành em tìm hiểu và sưu tầm lại được. em biết thì em chia sẻ thôi ạ. Anh chị có bất cứ điều gì thắc mắc có thể liên hệ với em, em sẽ sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng của mình!


Theo dõi facebook của mình tại: https://www.facebook.com/thanhhoacanthiepsom

CÁC BIỂU HIỆN CỦA CHỨNG MẤT NGÔN NGỮ


Ta thường nói đến chứng mất ngôn ngữ là khi một người bị mất hoàn toàn hoặc một phần khả năng giao tiếp, nghĩa là khả năng nói, hoặc hiểu những gì ta nói.
Các biểu hiện của chứng mất ngôn ngữ:
Các chuyên viên ngôn ngữ thường phân biệt giữa khái niệm lời nói và ngôn ngữ:
Khi một người gặp khó khăn trong việc phát ra từ ngữ, phát âm, ta nói rằng người này có vấn đề về lời nói.
Khi một người khó khăn khi chọn từ ngữ, hoặc ráp câu hoặc khi muốn hiểu nghĩa của chúng, ta nói người này có vấn đề về ngôn ngữ.
Chứng mất ngôn ngữ trước tiên là một chứng bệnh về ngôn ngữ mà đi kèm theo nó thường là các vấn đề về lời nói ; nó cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến việc thể hiện cũng như khả năng hiểu ngôn ngữ.


Thường thì chứng mất ngôn ngữ bắt đầu khi bệnh nhân không thể gọi tên sự vật, không nhớ được tên người thân, không thể trả lời rõ ràng dù chỉ là từ « không » hay « có ».
Người bệnh mất ngôn ngữ thậm chí không thể hoặc gặp khó khăn trong việc :
Nói
Hiểu
Đọc
Viết
Chứng mất ngôn ngữ gây ảnh hưởng cho cuộc sống của người bệnh và mọi người thân trong gia đình trong việc:
Đối thoại
Điện thoại
Coi TV
Nghe radio
Đọc báo
Viết thư
Tính toán
Tự lo liệu ở những nơi lạ
Tuy nhiên, xin hãy lưu ý: Mất ngôn ngữ không phải hậu quả của một chứng bệnh tâm thần, loạn trí hay các chứng bệnh về tâm lý.
Mất ngôn ngữ không phải hậu quả của bệnh điếc, hay do các bệnh về cơ quan phát âm.
Người bệnh mất ngôn ngữ có thể tư duy hoặc giao tiếp nếu ta giúp họ thể hiện điều họ muốn !



Đây là các kiến thức chuyên ngành. em biết thì em chia sẻ thôi ạ. Anh chị có bất cứ điều gì thắc mắc có thể liên hệ với em, em sẽ sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng của mình!

Theo dõi facebook của mình tại: https://www.facebook.com/thanhhoacanthiepsom

HẬU QUẢ CỦA VIỆC MẤT NGÔN NGỮ


Tai biến mạch máu não thường là rất nghiêm trọng và cuộc sống của bạn hoàn toàn thay đổi chỉ trong vài giây : bạn không thể giao tiếp được nữa.
Có lúc ta nói, ông ấy hay bà ấy bị Tai biến và thế là ta để họ một mình trong một góc, cô lập.
Có biết bao gia đình đã nghe nói rằng chẳng còn thể làm gì hơn được ; khi ta không chuyển người bệnh tới một nơi điều trị phù hợp, họ sẽ hoàn toàn bị cô lập.
Chỉ có quá trình tái huấn luyện mới giúp người bệnh mất ngôn ngữ hồi phục mà thôi.
Có rất nhiều các ví dụ về những người bệnh mất ngôn ngữ tưởng hết cách chữa lại nói lại được, viết lại được, đi du lịch lại, « sống bình thường » lại được. Nếu không can thiệp tích cực thì hậu quả của việc mất ngôn ngữ sẽ là gánh năng cho những người xung quanh, cho xã hội.
Những hậu quả của việc mất ngôn ngữ
Khi một người bị bệnh mất ngôn ngữ, cuộc sống gia đình hoàn toàn bị xáo trộn ; tất cả mọi người đều cần được hỗ trợ về tâm lý.
Việc xây dựng lại cuộc sống mới cần được hỗ trợ. Tuy nhiên đa số ở các nơi, việc hỗ trợ tâm lý này hoàn toàn không đủ và cần được quan tâm phát triển.
Không chỉ người bệnh cảm thấy bế tắc mà những người thân đều bị. Trong thời gian đầu ; cần phải giải thích cho họ hiểu điều gì đã xảy ra, và sau đó phải giúp họ tiếp nhận người bệnh như một «con người hoàn toàn khác » mà họ phải tiếp tục sống chung.
Điều này không phải dễ, ví dụ như đối với trẻ em, để hiểu được là cha chúng không thể nói, đọc, làm tính hay chơi với chúng được nữa.
Người vợ hay chồng bắt đầu phải tự làm hết mọi việc. Vai trò của người vợ hay chồng hoàn toàn thay đổi mà điều này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề ; nghiêm trọng.
Việc tái hòa nhập vào xã hội của một người bệnh lớn tuổi khác với một người bệnh 30 tuổi. Rất ít người bị chứng mất ngôn ngữ có thể trở lại làm việc
Không giao tiếp được là một dạng thương tật nặng, cho dù điều đó không thể hiện ra bên ngoài
_____________________________________________
Đây là các kiến thức chuyên ngành. em biết thì em chia sẻ thôi ạ. Anh chị có bất cứ điều gì thắc mắc có thể liên hệ với em, em sẽ sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng của mình!
Theo dõi facebook của mình tại: https://www.facebook.com/thanhhoacanthiepsom

4 HÌNH THỨC RỐI LOẠN NGÔN NGỮ: NÓI, HIỂU, ĐỌC, VIẾT


Hình thức rối loạn ngôn ngữ nói


Đó là khi việc gọi một ly cafe trở thành cả một vấn đề. Đa số người mắc chứng mất ngôn ngữ (MNN) thường khó tìm được từ ngữ. Họ gặp khó khăn khi muốn gọi tên đúng vật thể dù trong đầu họ biết rõ họ muốn nói cái gì. Trong khi nhận thức và tư duy vẫn nguyên vẹn, khả năng thể hiện đã bị mất. Ngoài ra, khá nhiều người bệnh MNN gặp khó khăn khi phát âm từ ngữ nên không thể nói chúng ra một cách lưu loát.

Hình thức rối loạn ngôn ngữ hiểu



Khi hiểu các thông tin trên TV trở thành một việc vô cùng khó khăn. Những người MNN kiểu này thường gặp khó khăn để hiểu từ ngữ, câu nói, nhất là khi người kia nói quá nhanh hoặc nói về những chủ đề lạ. Trong cuộc sống ; những người MNN này thường dựa vào ngữ điệu hay cử chỉ của người nói để hiểu. Nhưng khi nói chuyện qua điện thoại thì hiểu kiểu này rất khó. Họ sẽ cố gắng «dịch » những gì họ nghe thấy, phỏng đoán, nhưng thường là có rất nhiều hiểu lầm và nhiều chỗ không hiểu.


Hình thức rối loạn ngôn ngữ đọc


Đó là khi thường ta có thể đọc ngấu nghiến và đọc rất nhanh nhưng bỗng nhiên ta không thể đọc được nữa. Sự thu nhận thông tin từ việc đọc phụ thuộc một phần vào mức độ trầm trọng của bệnh. Khi thậm chí những việc hàng ngày đơn giản như chọn một số điện thoại, hiểu tờ chương trình TV, hay một danh sách những việc cần làm trở nên khó khăn.


Hình thức rối loạn ngôn ngữ viết


Khi viết là một việc quen thuộc từ bé bỗng nhiên trở thành không thể thực hiện nổi. Viết một lá thư, một tấm thiệp, điền vào đơn…trở thành việc không thể làm nếu không có sự giúp đỡ của người khác.
Tuỳ theo trường hợp, một người bệnh có thể mắc một hay đồng thời nhiều chứng bệnh kể trên.


Tham khảo thêm tại 
Facebook của Hoa Thanh: https://www.facebook.com/thanhhoacanthiepsom